top of page

CA DAO MẸ

[contributor]

an online archive of Vietnamese folk poetry, limericks, folk riddles with well-researched notes on history, culture, and etymology.

​​

cadao.me

​PREFACE

 

Có thể đến giờ, những câu ca dao dân ca chỉ còn là một ký ức mờ nhạt trong bạn. Nhưng nó vẫn luôn ở đó, vẫn gần gụi như “tiếng nước mình.” Bởi từ thuở ấu thơ, bạn đã nghe ca dao trong lời ru mỗi buổi trưa hè của mẹ:

Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

hoặc trong những lời ngâm ngợi của bà những đêm trăng sáng:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

hay từ những trang sách Tiếng Việt buổi đầu tập nhìn mặt chữ, tập ê a theo lời thầy cô:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Nên cho dẫu hôm nay, bạn chêm ba chữ Tây, bốn chữ Tàu vào những câu nói hàng ngày, thì khi ngồi lần giở lại những câu ca dao xưa, cảm giác gần gũi, thân thương vẫn còn nguyên vẹn.

Chí ít ra, chúng tôi hi vọng là vậy.

Chúng tôi hi vọng nghe thấy bạn bè, anh em mình, và về sau nữa, con cháu mình không chỉ kháo nhau về một bộ phim chiến tranh, một đoạn nhạc có tiếng guitar điện, một điệu nhảy có quần thụng và giày thể thao. Chúng tôi mong muốn rằng bây giờ đây và nhiều năm về sau nữa, người Việt sẽ còn hát dân ca để ru con, còn biết ví von, và còn biết đọc cho nhau nghe những tâm tư của cha ông mình vào buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đây đó cũng đã có một số trang web lưu trữ ca dao dân ca. Tiếc rằng, những trang web ấy đều khá sơ sài về số lượng và chất lượng. Người đọc không thể biết giá gương, nhiễu điều là gì, hay truông nhà Hồ nằm đâu, hay tại sao cha mẹ thương nhau lại bằng gừng cay muối mặn, hay thế nào là mối tơ, là cau là trầu. Chúng tôi muốn làm tốt hơn thế. Chúng tôi muốn rằng, với mỗi câu ca dao, chúng ta hiểu được từng từ cổ, từng tiếng địa phương, từng điển tích, điển cố, từng địa danh đã từng hay vẫn còn tồn tại trên đất nước mến yêu này.

Và chúng tôi đã lập ra Ca dao Mẹ, ngõ hầu hiện thực hóa những mong muốn ấy.

Thành viên dự án
Ca dao Mẹ là một dự án độc lập, phi lợi nhuận, do các thành viên sau đây thực hiện:

Thành viên hiện tại:

Phan An
Huyền Chi
Quỳnh Mai
Quang Nam
Minh Quang
Quang Minh
Trí Nguyễn
Kim Khương
Tuệ Nương
Nguiễn Sơn
Lê Tư


Thành viên cũ:

Khai Tâm
Minh Trang
Tùng Vẹt
Hoàng An
Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất quý báu về kiến thức và học thuật của học giả An Chi (Huệ Thiên).

Làm thế nào để tham gia hoặc hỗ trợ Ca dao Mẹ?
Kho tàng ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ, vè, đồng dao, câu đố… của dân tộc ta là vô cùng rộng lớn, gần như vô hạn. Sưu tầm, hệ thống và chú dẫn ca dao dân ca, vì thế, là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, và cả tiền bạc nữa. Chúng tôi sẽ không thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh này nếu không có sự giúp đỡ và đóng góp của các bạn. Vì vậy, hãy hỗ trợ chúng tôi bằng bất cứ hình thức nào có thể.

Ủng hộ vật chất để trang trải chi phí lưu trữ web và tên miền
Góp ý về chất lượng trang web và nội dung trang web, đặc biệt là hệ thống chú thích
Đóng góp nội dung audio / video bạn tự thu / quay / hát một câu dân ca, một bài hát ru nào đó
Tham gia làm biên tập viên
Chia sẻ nội dung Ca dao Mẹ qua các trang xã hội hoặc blog cá nhân
Hãy liên hệ với chúng tôi tại trang Liên hệ – Đóng góp.

Trân trọng,
Ban quản trị Ca dao Mẹ


Perhaps by now, folk songs and proverbs are just a faint memory for you. But they are still there, close to your hearts like the "sound of your native tongue." From your childhood, you have heard these folk songs in your mother's lullabies during summer afternoons:

The stork flies low, flies high
From the gate, it flies out to the field

Or in your grandmother's recitations on bright moonlit nights:

Oh, lady scooping water by the road
Why do you scoop and pour away the golden moonlight?

Or from the pages of the Vietnamese language books when you first learned to read, echoing the teacher's words:

If you want to cross, build a bridge of love
If you want your child to be literate, love the teacher

So, even today, as you mix some Western or Chinese words into your daily speech, the feeling of closeness and warmth remains intact when you turn back to those old folk songs.

At least, that is what we hope.

We hope to hear our friends, siblings, and later on, our children not just talking about a war movie, a piece of music with an electric guitar, or a choreography with baggy pants and sneakers. We wish that now and for many years to come, Vietnamese people will still sing folk songs to lull their children, make poetic comparisons, and read to each other the sentiments of our ancestors from the early days of building and defending our country.

There are already some websites that archive folk songs and proverbs. Unfortunately, these websites are quite rudimentary in quantity and quality. Readers cannot know what "giá gương" or "nhiễu điều" is, where "truông nhà Hồ" is located, or why parents compare their love to "bitter ginger, salty salt," or what "mối tơ," "cau," and "trầu" are. We want to do better. We want every folk song to be accompanied by explanations of every ancient word, every dialectal phrase, every historical or literary reference, and every geographical location that once existed or still exists in our beloved country.

And so we have created "Ca dao Mẹ," hoping to realise these desires.

**Project Members**
"Ca dao Mẹ" is an independent, non-profit project by the listed members. 

We have received invaluable knowledge and academic assistance from scholar An Chi (Huệ Thiên).

**How to Join or Support "Ca dao Mẹ"?**
The treasure of our nation's folk songs, proverbs, idioms, sayings, children's songs, and riddles is immense and nearly limitless. Collecting, systematizing, and annotating these folk songs requires much time, effort, and money. We cannot fully complete this mission without your help and contributions. Therefore, please support us in any way you can.

- Provide financial support to cover web hosting and domain costs.
- Give feedback on the quality of the website and its content, especially the annotation system.
- Contribute audio/video content you have recorded/sung yourself, featuring a folk song or lullaby.
- Join as an editor.
- Share "Ca dao Mẹ" content on social media or personal blogs.

Please contact us on the Contact – Contribute page.

Sincerely,
The "Ca dao Mẹ" Administration Team


 

  • Instagram
bottom of page